Kỳ thi Toán quốc tế giữa các thành phố được tổ chức lần đầu tiên vào năm 1980 tại Nga. Mục đích chính của kỳ thi là tạo ra cơ hội cho nhiều học sinh có thể tham gia vào một kỳ thi chuẩn quốc tế. Điều này là không thể dưới sự chọn lọc kỹ càng qua nhiều vòng như đối với những kỳ thi Học sinh giỏi hiện nay. Cách thức tổ chức của kì thi nhằm giảm thiểu tối đa chi phí phát sinh cho thí sinh bằng cách cho phép Ban tổ chức (BTC) địa phương tự tổ chức, chấm và trao giải. Sau đó, các bài làm tốt nhất sẽ được dịch và gửi sang BTC tại Nga để xét tặng Bằng chứng nhận Quốc tế.
Năm 1984, kỳ thi giành được nhiều sự chú ý trên toàn thế giới khi trở thành một ủy ban trực thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga. Số lượng thí sinh tham gia tiếp tục phát triển nhanh chóng với khoảng một trăm nghìn học sinh đến từ 120 thành phố trên 25 nước đã tham gia thường niên, trong đó có 1500 thí sinh đạt được Bằng chứng nhận của Viện hàn lâm khoa học Nga.
Ở Việt Nam, theo PGS.TS Lê Kim Long chia sẻ."Có thể nói đây là lần đầu tiên có sự kết hợp trực tiếp của trường phổ thông với trường đại học để tổ chức một kỳ thi chung mang tính chất quốc tế và tự nguyện. Điều đặc biệt là lần đầu tiên học sinh phổ thông Việt Namdự thi và làm bài với thời gian làm bài chưa từng có đó là 4-5 tiếng. Lần đầu tiên kết quả của kỳ thi được công bố theo cách ai biết điểm người đó, không so sánh với người khác. Như vậy phù hợp với tiêu chí học để vượt qua chính mình, để làm công dân tốt trong xã hội ngày càng phát triển”.
Cũng theo Trưởng BTC kỳ thi, thành công của kỳ thi là kết quả chung của tất cả những người tham dự, những người yêu Toán, say sưa với môn Toán và hi vọng môn học này sẽ mãi là niềm tự hào của Việt Nam. Đánh giá về kết quả kỳ thi, PGS.TS Lê Anh Vinh – Trưởng Ban giám khảo kỳ thi cho biết, sau khi Ban giám khảo hoàn thành công tác chấm thi và có sự thống nhất với BTC kì thi tại Liên bang Nga, đã đề xuất xét giải cho các thí sinh xuất sắc với tỉ lệ đạt giải không quá 60% và tỉ lệ giải Nhất - Nhì - Ba tương ứng 1:2:3 theo thông lệ quốc tế. Các thí sinh đạt điểm tiêu chuẩn sẽ được dịch bài ra tiếng Anh và gửi sang Viên Hàn lâm Khoa học Nga để xét tặng bằng khen của Viện.
Với ý nghĩa sâu sắc của cuộc thi, thầy và trò trường THPT chuyên Lam Sơn đã tham dự và đạt được những kết quả đáng khích lệ với 1 giải Nhất, 2 giải Nhì, 6 giải Ba. Sáng ngày 08/5/1016 thầy Nguyễn Thanh Sơn - P. Hiệu trưởng nhà trường cùng các thầy cô giáo trong trường, các học sinh đạt giải đã tham dự lễ bế mạc và nhận giải thưởng. Kết quả này đã phần nào thể hiện được sự nỗ lực, cố gắng không ngừng của thầy và trò trường chuyên Lam Sơn trên nhiều sân chơi trí tuệ.
DANH SÁCH HỌC SINH ĐẠT GIẢI
STT |
Họ và tên |
Năm sinh |
Lớp |
Kết quả |
01 |
Vũ Đức Việt Anh |
11/3/2000 |
10T |
Giải Nhất – Đạt thành tích xuất sắc khối 10, đạt thành tích xuất sắc khối THPT, Nhất trường Lam Sơn |
02 |
Nguyễn Đăng Đức |
05/5/2000 |
10T |
Giải Nhì |
03 |
Đỗ Nam |
28/01/2000 |
10T |
Giải Nhì |
04 |
Nguyễn Đức Anh |
20/07/2000 |
10T |
Giải Ba |
05 |
Đỗ Thế Tuấn Bình |
04/3/2000 |
10T |
Giải Ba |
06 |
Nguyễn Trần Đức Tài |
20/2/2000 |
10T |
Giải Ba |
07 |
Nguyễn Bùi Nhật Anh |
10/6/2000 |
10T |
Giải Ba |
08 |
Hà Bích Huyền |
10/4/2000 |
10T |
Giải Ba |
09 |
Trần Mạnh Sơn |
10/2/2000 |
10T |
Giải Ba |
Một số hình ảnh trong buổi lễ trao giải
TRƯỜNG THPT CHUYÊN LAM SƠN
Địa chỉ: 307 Lê Lai, phường Đông Sơn, thành phố Thanh Hóa
Hiệu trưởng: Tiến Sĩ, Nhà giáo Nguyễn Thanh Sơn